Lịch sử trà Việt Nam _Bài 1

Nghệ nhân trà Viên Trân

Việt Nam là xứ sở của cây Trà,người Việt cũng có truyền thống uống Trà từ rất lâu đời,dù đã cố công tìm kiếm trong các thư tịch cổ nhưng vẫn chưa thấy một tài liệu nào đề cập đến Trà trước đời Lý(1010-1225). Dù biết chắc chắn rằng không phải đến đời Lý Trà mới xuất hiện ở Việt Nam.



Nhà nghiên cứu Giản Chi đã nói:”Thư tịch cổ Viẹt Nam tuy không bị cái hoạ lửa Tần nhưng đã trải qua bao nhiêu lần lửa trận. Mỗi lần thử lửa lại một lần tiêu hao”. Giở lại lịch sử ta sẽ thấy trong thời nội thuộc nhà Minh(1414-1427) bọn quan cai trị nhà Minh rất thâm hiểm và tàn độc,điển hình như Hoàng Phúc,hắn đã cho thu thập hêt tất cả sách vở của Việt Nam chở về bên Tàu nhằm mục đích muốn xoá sổ nền văn hoá và đồng hoá nước Việt được dễ dàng. Những điều đó khiến cho những học giả đời sau muốn nghiên cứu,tìm hiểu về những sinh hoạt,những ghi chép của Tổ tiên đời trước vô cùng khó khăn vì hầu như mờ mịt không tìm ra được một tí dấu vết gì.

Lược trang quốc sử, qua cac đời Ngô-Đinh-và tiền Lê rồi sang đến đời Lý(1010-1225) thì Trà đã có một vị trí quan trọng trong văn hoá giao tiếp. Trà trở thành một thức uống trang trọng và tao nhã của giới tăng lữ,quý tộc và trí thức của xã hội. Trà đựợc dùng trong giao tiếp thường nhật và các nghi thức ngoại giao,được dùng để đãi đằng và làm quà biếu.

Đời vua Lý Nhân Tông(1072-1127) Thiền sư Viên Chiếu(999-1091) là con của anh bà Linh Cảm Thái hậu vợ của Vua Lý Thái Tông có làm hai câu thơ:

“Tặng quân thiên lý viễn.
Tiếu bả nhất bình trà” .

Thiền sư Viên Chiếu

Nghĩa la:

Tiễn người cất bước đường xa
Miệng cười dâng một bình trà tặng nhau.

Viên Trân dịch

Nguyễn Dữ- đậu tiến sỹ đời Hồng Đức(1470-1497) viết trong Truyền kỳ mạn lục rằng: “Đời Vua Lý Huệ Tông(1211-1225) có một vị Tiên nghiện Trà giáng sinh làm con của Dương Tạc,một viên quan nhỏ ở phủ Thường tín,trấn Sơn nam(Tỉnh Hà Đông ngày nay). Tạc đặc tên con là Thiên tích. Thiên tích lớn lên thích uống Trà,thường tự ví mình với Lư Đồng,Lục Vũ. Sau làm quan đến chức Đề hình,nổi tiếng là trung hiếu và liêm chính”.

Đời Trần(1225-1400) có truyện gã pha trà dám mắng cả hoàng tử: “ Con thứ Vua Trần Thái Tông tên là Trần Ích Tắc,tước phong Chiêu Quốc Vương,nổi tiếng thông minh,tài giỏi. Ông mở trường dạy hoc ở bên phủ,sỹ tư bốn phương kéo đến học tập rất đông đều được ông cung cấp lương thưc và các chi phí khác. Mạc Đĩnh Chi,Bùi Phóng và phần lớn nhân tài đời Nhân Tông và Anh Tông điều là môn sinh của Ích Tắc. Ích Tắc tự phụ tài trí,có ý muốn cướp ngôi Vua Thánh Tông.

Năm Trùng Hưng nguyên niên(1285) đời Vua Nhân Tông,quân Nguyên sang đánh nước ta,Ích Tắc liền dẫn gia quyến đầu hàng,theo về Bắc kinh,đựoc Vua Nguyên phong làm An Nam Quốc Vương. Sau khi quân ta hai lần đại thắng quân Nguyên,mộng làm Vua của Ích Tăc tan vỡ. Ich Tắc phải ở lại Trung Quốc,Vua Nguyên thương tình phong cho chức Bình Chương ở Ngạc Châu(tỉnh Hồ Bắc) Tháng hai năm Trùng Hưng thứ tám(1292). Vua Nguyên sai sứ sang dụ Vua Nhân Tông vào chầu. Vua lấy cớ đang có tang không thể đi được ,cử Nguyễn Đại Phạp cùng Hà Duy Nham sang sứ nhà Nguyên. Đại Phạp trước kia là Trà đồng của Chiêu Đạo Vương Trần Quang Sưởng anh ruột Trần Ích Tắc.

Sứ thần nước ta tới Ngạc Châu,vào yết kiến viên Bình Chương ở đó. Đại Phạp thấy Ích Tắc ngồi ở sảnh đường,lờ đi không chào hỏi. Ích Tắc nổi giận chỉ tay vào mặt Đại Phạp nói:

- Nhà ngươi là Trà đồng ở thư phòng Chiêu Đạo Vưong,sao dám vô lễ với ta? Đại Phạp ung dung đáp:

- Việc đời đã đổi khác xưa. Đại Phạp này tuy trước là Trà đồng của Chiêu Đạo Vương nhưng nay đường đường là sứ thần một nước.

Cũng như Bình Chương trước là Hoàng Tử nhưng nay chỉ là kẻ hàng địch bán nước mà thôi! Ích Tắc nghe nói cuối đầu hổ thẹn,lẻn trốn đi nơi khác. Từ đó những khi có sứ thần của Việt Nam đến,Ích Tắc không dám ra ngồi ở sảnh đường nữa.




Đời nhà Trần đạo Phật phát triển cực thịnh,các vị Tăng thống tham gia cả vào triều chính. Văn hoá Trà cũng phát triển rực rỡ vào thời kỳ này. Giai đoạn này có nhiều áng thơ,văn nói đén việc uống Trà là một việc tao nhã.. ví dụ như:” Phúc hưng viên” của Thượng tướng Trần Quang Khải:

“Phúc hưng nhất khúc thuỷ hồi hoàn.
Trung hữu bình viên sổ mẫu khoan
Mai ổ tuyết tiêu châu bội lỗi.
Trúc đình vân quyện bích lan can.
Thử lai yêu khách nghêu trà uyển.
Vũ quá hô đồng lý dược lan.
Nam vọng lan yên vô phục khởi.
Đồi nhiên nhất tháp mộng thiên an”

Trần Quang Khải

Nghĩa là:

Vườn Phúc hưng

Phúc Hưng nước uốn luợn quanh
Mênh mông vài mẫu vườn xanh phắng bằng
Khóm Mai lấp lánh tuyết tan
Sân Trúc mây quyện xanh rờn lá vương
Trời Hè mời ấm Trà suông
Mùa mưa gọi trẻ sửa vườn Dược Lan
Nhìn không thấy khói Nam phương
Thản nhiên đánh giấc trên giường an vui

Viên Trân dịch

Hay bài thơ

“ Tặng sỹ đồ tử đệ" của Ngài Huyền Quang(1254-1334) (Lý Đạo Tái)

Tặng sỹ đồ tử đệ

"Phú quý phù vân trì vị đáo
Quang âm lưu thuỷ cấp tương thôi
Hà như tiểu ẩn lâm tuyền hạ
Nhất tháp tùng phong trà nhất bôi”

Huyền quang

Nghĩa là:

Gởi đồ đệ đi làm quan

Giàu sang mây nổi còn chưa tới
Thời gian nước chảy giục nhanh trôi
Sao bằng ở ẩn bên rừng suối
Bên giường,Trà ngát,gió Thông rơi.

Viên Trân dịch

Hay bài: "Cửu nguyệt tam thập dạ hữu cảm" của Trần Nguyên Đán.

"Sơ liêm bán yểm đâu sương hoa
Ngân hán vô quang nguyệt ảnh tà
Hương độ tiểu đương tân đạo chúc
Sương ngưng cổ đỉnh thục lan trà
Thiên kim nan mãi hảo thu sắc
Nhất khứ bất hồi gián tuế hoa
Vãn cúc tảo mai tân phú quý
Thanh đăng hoàng quyển cựu sinh nha"

Trần Nguyên Đán

Nghĩa là:

ĐÊM BA MƯƠI THÁNG CHÍN CẢM TÁC

Che sương,nữa bức rèm thưa
Ngân-Hán tắt bóng,đêm đưa nguyệt tà
Nồi cháo gạo nếp hương xa
Vạc cổ sương ngát cánh trà Thục lan
Thu nào dễ đổi ngàn vàng
Một năm mùa mới bước sang một lần
Cúc tàn,Mai sớm thanh tân
Sách xưa,đèn biếc là phong vị này

Viên Trân dịch

Vua Trần Nghệ Tông cũng có đề cập đến Trà trong một bài thơ tiễn sứ thần phương Bắc. Đó là bài:"Tống Bắc sứ Ngưu Lượng"

An nam lão tể bất năng thi
Không bả trà âu tống khách quy
Viên tản sơn thanh lô thuỷ bích
Thừa phong trực nhập ngũ vân phi

Trần Nghệ Tông

Nghĩa là:

TIỄN SỨ TÀU NGƯU LƯỢNG

An nam Tể tướng chẳng làm thơ
Dâng ấm Trà lên tiễn khách về
Non Tản xanh xanh,dòng Lô biếc
Nương gió thẳng vào năm thức mây

Viên Trân dịch
Còn tiếp....

0 nhận xét: