Lịch sử văn hóa trà_bài 2

Viên Trân

Sang đến đời Lê(1428-1788) Trà càng được phổ biến rộng rãi khắp nơi,rất nhiều người yêu thích Trà,trong số đó có những danh nhân nổi tiếng như: Nguyễn Trãi,Nguyễn Bỉnh Khiêm,Nguyễn Khản….



Nguyễn Trãi sau khi giúp Lê Lợi bình định được giặc Minh chức quan làm đến Nhập nội Hành khiển,tước phong Tế Văn Hầu công danh vinh hiển rực rỡ vậy mà ông vẫn nghĩ đến thú vui tao nhã của người đi ở ẩn nơi núi thẳm,rừng sâu.

“Hà thời kết ốc vân phong hạ

Cấp giản phanh trà chẩm thạch miên”

Nguyễn Trãi (Loạn hậu quy Côn sơn cảm tác)

Nghĩa là:

Chừng mô nhà dưới gió mây
Trà khe,gối đá ta say giấc nồng

Viên Trân dịch

Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng thế. Ông yêu quý thiên nhiên và những tháng ngày rong ruổi ung dung,tự tại

“ Khát uống trà Mai hương ngọt ngọt

Giấc nằm hiên nguyệt gió hiu hiu”

Còn như Nguyễn Khản,ông đỗ tiến sỹ đời Lê Hiển Tông(1740-1786) làm Quốc công trong phủ Chúa Trịnh,được Trịnh Sâm vô cùng yêu quý ban cho tước Kiều Nhạc Hầu. Nguyễn khản bản tính rất phong lưu và nghệ sỹ,thích hát ả đào,làm thơ và nghiện Trà. Có lần trong phủ ông hết trà uông,biết bên Chúa lúc nào cũng có trà ngon nên ông viết vào giấy máy chữ:

-“Thần Khản khất nhất lạng trà”

Nghĩa là: Thần là Khản xin một lang trà!

Rồi sai người mang qua phủ Chúa. Trịnh Sâm nhận được liền sai người ban cho một thùng trà hảo hang



Quốc công Nguyễn Khản còn là người luyện ra “Bích loa xuân” trà. Vì sao goi là Bích Loa Xuân? Vì Trà này sau khi làm xong có màu xanh tươi nên gọi là Bích. Đọt trà xoắn tròn lại thành 1 viên tròn như con ốc nên gọi là Loa. Trà do các cô gái đồng trinh trồng trọt,chăm sóc,thu hoach,sản xuât nên gọi là Xuân.

Việt sử tục biên chép lại như sau: Quốc công Nguyễn Khản nuôi cả trăm cô gái đồng trinh trong phủ hàng ngày các cô có nhiệm vụ giup ông luyện đan và chăm sóc vườn chè. Mỗi khi ra vườn trà thì các cô phải mang găng lụa,không được dùng tay trần đụng vào lá trà. Đến hồi thu hoạch trà sáng sớm phải tắm rửa,thay yếm và áo lụa sạch sẽ,tay cũng mang găng lụa. Ra đến vườn trà thì hái từng búp trà cho vào lần áo yếm,khi nào đầy thì về phủ vào một phòng đặc biệt cởi áo ra rồi dùng chiếc áo đẫm mồ hôi đó cuốn trà lại ủ cho lên men… Sau đó mới đem ra sao suốt.

Như thế thì trà Bích Loa Xuân từ lúc trồng cho đến lúc thành phẩm chưa một lần đụng vào làn da người thế tục,chỉ đến khi nào Trà được chế ra rót vào chén,nâng lên môi thì làn môi của người uống chính là nơi da thịt đầu tiên chạm vào trà

Nguyễn Khản còn là anh cùng Cha khác Mẹ với đại thi hào Nguyễn Du.

0 nhận xét: